Mẹ phải làm gì khi bé biếng ăn, chậm tăng cân?


Bé nhà bạn có đang biếng ăn và chậm tăng cân? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này của bé ? Là những nỗi lo không bao giờ hết của các mẹ có con nhỏ. Để giải đáp những thức mắc này và có cái nhìn cụ thể hơn tình trạng bé biếng ăn và chậm tăng cân. Các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Bí quyết nuôicon khỏe mẹ đẹp nhé!

1.Biểu hiện biếng ăn ở trẻ

Giai đoạn 1 đến 6 tuổi, mẹ dễ bắt gặp tình trạng này của trẻ nhất. Bé biếng ăn chậm tăng cân, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, mà còn khiến bố mẹ lo lắng. Các biểu hiện biếng ăn ở trẻ là.
  •  Trẻ ăn chậm, từ chối ăn các loại thức ăn như thịt, trứng, cá, tôm,… chỉ thích ăn kẹo hoặc bánh ngọt
  • Ăn không chịu nuốt, ngậm rất lâu, mỗi lần ăn rất ít, thời gian ăn cũng kéo dài trên 30 phút.
  • Trẻ sợ ăn, nhìn thấy cho ăn là sợ, chạy đi,.… thậm chí phản ứng bằng cách khóc, nôn,…


2. Hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ

Trẻ biếng ăn  đồng nghĩa với việc cơ thể không hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đẻ hoạt động và phát triển. Trẻ sẽ chậm lớn, chậm tăng cân, không phát triển chiều cao và cân nặng. Trường hợp nặng trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não.
Suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, nhất là dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa.
Hậu quả hình thành một vòng xoắn: Biếng ăn à chậm lớn à giảm sức đề kháng à ốm vặt à chán ăn.

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng
  • Sốt cao, viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản cũng có thể làm trẻ biếng ăn, chậm lớn.
  • Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, thiếu các vitamin và dưỡng chất
  • Mắc các bệnh nội khoa, như bệnh còi xương, bệnh tim bẩm sinh, thiếu máu, ….
  • Mọc răng, nhất là mọc răng đầu tiên
  • Mắc bệnh kém hấp thu, không tiêu hóa được thức ăn
  • Chế biến thức ăn không phù hợp, cho ăn kéo dài một loại thức ăn, không đổi món, thức ăn không phù hợp với khẩu vị của trẻ
  • Uống sữa hoặc ăn bột ngọt quá lâu, khi chuyển sang ăn mặn trẻ không chịu ăn
  • Một số trường hợp do tâm lí như ăn không đúng giờ, ép trẻ ăn nhiều, quát mắng làm trẻ sợ ăn, ăn nhiều đồ ngọt,….


3.Phòng tránh biếng ăn cho trẻ


Để phòng tránh tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, mẹ nên thực hiện từ sớm, từ khi trẻ còn đang trong bụng mẹ. Các bà mẹ mang thai phải có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống sữa, uống bổ sung các vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt,… Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, đảm bảo khỏe mạnh khi được sinh ra, là tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Sữa non còn có các kháng thể giúp bảo vệ trẻ ngay trong những ngày đầu đời khi mà hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Sữa mẹ còn chứa chất xơ hòa tan, giúp tăng nhu động ruột, dễ hấp thu và hạn chế táo bón. Nếu mẹ đủ sữa, tốt nhất cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thậm chí còn không phải uống nước.
Những trẻ đẻ non, hay mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa,… hay mắc các bệnh kém hấp thu… phải được đưa đi khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán xác định, điều trị sớm và triệt để các bệnh lí mắc phải.

Bổ sung men vi sinh cũng là biện pháp rất tối ưu cho trẻ.

Cho trẻ uống men vi sinh thường xuyên, giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, hạn chế tiêu chảy, táo bón…. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng tránh tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Men vi sinh giúp đường ruột của bé phát triển tốt hơn, tăng sưc đề kháng, bổ sung các vi khuẩn đường ruột để làm việc tốt hơn và kích thích sự thèm ăn ở trẻ. 
Mẹ có thể tham khảo:
Các bài viết liên quan:






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

Đánh giá sản phẩm kem đa năng lucas Úc triết xuất đu đủ

Canxi milk Blossom - Nguồn cung cấp Canxi thiết yếu cho bé yêu