Con đau khi mọc răng- mẹ nên làm gì?

Giai đoạn bé mọc răng là lúc mà cơ thể bé có nhiều thay đổi, dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn đau do mọc răng. Nhiều bé còn bị ốm, sốt thậm chí cả biếng ăn trong thời gian này. Con đau khi mọc răng- mẹ nên làm gì? mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình bí quyết nuôi con khỏe nhé!

Khi nào bé mọc răng?


từ 6-8 tháng tuổi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng- mẹ nên để tâm 

Đối với mỗi bé, lịch mọc răng có thể nhanh, chậm, thay đổi 1-2 tháng là chuyện bình thường. Thậm chí có trẻ đã có sẵn 1-2 cái răng sẵn rồi gọi là răng sơ sinh. Bé bắt đầu mọc răng là từ 6-8 tháng tuổi. Bé sẽ kết thúc lượt răng đầu tiên khi có đủ 20 răng sữa: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. 

Khi đã kết thúc lượt răng đầu tiên sau đó bé sẽ bắt đầu lượt thay răng thứ 2. Không phải là thay hết toàn bộ nhưng bé sẽ thay lần lượt, răng mới sẽ đều hơn và cố định cho tới bé lớn

Có 1 số trẻ chậm mọc răng, 8-9 tháng tuổi mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu. Tuy nhiên đây không phải là điều đáng lo, vì trẻ chậm mọc răng là điều bình thường, không phải là một dấu hiệu bệnh lý. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng có thể là do bé sinh non, thể trạng cơ thể yếu hoặc do chất dinh dưỡng của cơ thể bé không đủ để bé có thẻ phát triển khỏe mạnh...

Nếu bé hơn 1 tuổi mà vẫn chưa thấy mọc răng thì đây có thể xem là dấu hiệu bất thường, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng cho con, bổ sung thêm dưỡng chất: chất đạm, đặc biệt là vitamin D rất cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ. 

Các triệu chứng thường thấy khi mọc răng

Rối loạn cơ thể


biểu hiện thường thấy khi mọc răng là trẻ bị ốm sốt và rối loạn tiêu hóa

Khi bé mọc răng cơ thể thường hay có những biểu hiện rối loạn như: mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc, bứt rứt khó chịu, thâm chí cả mất ngủ nữa. Một số trẻ còn hay chảy nước miếng và hay gặm đồ linh tinh cũng là biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng. 

Trong khi mọc răng, sức đề kháng của trẻ cũng bị giảm đi ít nhiều. Điều này có thể dẫn tới tình trạng bé bị sốt liên miên, dễ bị cảm, 1 số trẻ bị rôi loạn đường tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc táo bón trong nhiều ngày liền.

Sức đề kháng yếu, trẻ chán ăn, sút cân là chuyện thường thấy mỗi khi bé có dấu hiệu mọc răng. Chính vì thế mẹ cần đẻ ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ và cách để chăm sóc bé trong giai đoạn này. 

Trẻ có biểu hiện sưng nướu, đau nhức

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, thậm chí 1 số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị viêm loét. Nướu sung làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, hay vơ đồ cho vào việc để cắn. Đây là biểu hiện bình thường khi răng bé mới nhú được 3-5 ngày.

trẻ sưng nướu, đau nhức gây biếng ăn, chán ăn, lâu dần có thể gây sút cân

Để răng mọc được thì chỗ nướu phải nứt ra gây cảm giác đau đớn cho trẻ. Đâylà lý do trẻ hay quấy khóc khi mọc răng do cơn đau răng khiến trẻ khó chịu. Bé lười ăn vì khi ăn có thể khiến miệng bé càng đau hơn, nếu mẹ không có biện pháp giúp  bé giảm đau có thể tình trạng biếng ăn có thể xảy ra lâu hơn khiến bé sút cân. 

Nhiều cha mẹ chủ quan, khi bé đau mọc răng lại cho bé uống men tiêu hóa, men vi sinh. Mặc dù men vi sinh có nhiều công dụng tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể bé nhưng mẹ không nên lạm dụng khi bé đang mọc răng, hãy bổ sung chất dinh dưỡng cho bé để nuôi con khỏe mạnh nhé!

Lưu ý: Tình trạng này bình thường chỉ xảy ra từ 5-7 ngày, tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý đưa bé tới bệnh viện nhi khoa răng miệng nếu bé quá đau và lười ăn trong nhiều ngày liền vì nếu không được các bác sĩ làm giảm đau có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. 

Mẹ nên làm gì khi con đau mọc răng?

Cho bé ngậm vú giả, vòng mọc răng

xoa dịu cơn đau cho trẻ bằng núm vú giả, vòng mọc răng 

Để xoa dịu cơn đau mọc răng cho trẻ, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả, vòng mọc răng. Tất cả đề được làm bằng cao su mềm giúp bé không bị đau lợi.

Tuy nhiên, nếu bé quá đau mẹ nên cho bé đi tới nha sĩ để được các bác sĩ tư vấn giúp bé giảm đau hiệu quả

Gíup bé hạ sốt

Trong quá trình mọc răng, bé có thể sốt lên tới 38-38,50 độ C, bé đau nhiều, quấy khóc.. Mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt và giảm đau với liều lượng vừa đủ. Tuyệt đối không để trẻ sốt quá cao có thể gây co giật, cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Mẹ co thể chườm đá lên trán cho trẻ, giặt khăn ướt lau mồ hôi cho bé, tuyệt đối không cho bé tắm khi bé đang sốt, mặc dù ra mồ hôi nhưng mẹ chỉ nên dùng khăn lau chứ không nen cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước có thể gây nguy hiểm. 

Chú ý vệ sinh răng miệng, đồ chơi cho trẻ

Vì bé ngứa ngáy, khó chịu nên thường cho tay vào ngậm hoặc các đồ chơi khác. Mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cho trẻ và đừng quên đồ chơi của bé cũng nên được vệ sinh sạch sẽ. 

Nhiều ba mẹ không để ý nên thường lơ là việc vệ sinh đồ chơi cho con, mẹ không biết rằng dồ chơi có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước

cho trẻ uống nhiều nước để cung cấp đủ cho cơ thể khi bé bị rối loạn tiêu hóa khi mọc răng

Nhiều trẻ mọc răng ngoài bị sốt còn bị rối loạn tiêu hóa- đi ngoài , chính vì thế mẹ đừng quên cho bé uống nhiều nước để cũng cấp đủ nước cho cơ thể. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Trong giai đoạn quan trọng này, mẹ cần chăm sóc tốt chế độ dinh dưỡng cho bé để bé khỏe mạnh. Bổ sung nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin D
  • Mẹ nấu bột xay nhuyễn cho bé, càng nhuyễn càng tốt để bé có thể dễ nuốt, dễ hấp thụ tốt hơn. 
  • Mẹ chọn thêm các loại bánh ăn dặm khi bé mọc răng, bánh này thường có trong siêu thị chuyên dành cho bé. Loại bánh này sẽ mềm ra khi kết hợp với nước bọt của trẻ. Bánh này chứa rất ít đường và bé rất dễ ăn
  • Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh giúp lợi được  xoa dịu cơn đau, giảm sưng, khi không còn quá đau bé sẽ không quấy khóc nữa.
Mong rằng bài viết đã giúp các mẹ có kiến thức như là bí quyết để nuôi con khỏe mạnh và phát triển tòn diện

Xem thêm:










Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

Đánh giá sản phẩm kem đa năng lucas Úc triết xuất đu đủ

Canxi milk Blossom - Nguồn cung cấp Canxi thiết yếu cho bé yêu